Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Adam Smith

Sơ lược tiểu sử, phương pháp luận:

  • 1723-1790, là con quan ngành thuế


  • Dạy 13 năm: Logic, triết học, văn học...

  • 1763, thôi dạy, du lịch và gặp nhiều thương gia theo chủ nghĩa trọng nông ở Pháp.

  • Tác phẩm chính: "Bản chất và nguyên nhân giàu có của các dân tộc" xuất bản năm 1776

Phương pháp luận: thế giới quan theo chủ nghĩa duy vật, tìm hiểu quy luật trong đời sống kinh tế, phân tích khoa học đời sống xã hội. Chủ nghĩa duy vật tự phát, máy móc và mang tính hai mặt:



  • Phân tích bản chất bên trong hiện tượng kinh tế rút ra khoa học.

  • Trong một số trường hợp chỉ quan sát, mô tả hiện tượng bề ngoài nên rút ra kết luận sai lầm.

Ông có đóng góp rất lớn cho khoa học kinh tế, có vị trí quan trọng trong lich sử, có ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đối với sự phát triển của khoa học kinh tế sau này.



  1. Lý Luận Về Phân Công Của Adam Smith. Phân công lao động Ông cho rằng phân công lao động có thể nâng cao năng suất lao động. Ông nêu ví dụ: Nếu một người sản xuất kim băng , tất cả các quy trình thao tác đều do người đó hoàn thành một mình thì mỗi ngày chưa chắc làm nổi 20 chiếc. Nhưng trong một xưởng nhỏ chỉ có 10 công nhân, mỗi ngày có thể sản xuất được 48.000 chiếc, bình quân mỗi người sản xuất được 4.800 chíếc. Sở dĩ phân công lao động có thể nâng cao năng suất lao động là vì: -Thứ nhất, kĩ xảo của công nhân do chuyên môn hóa mà ngày càng tiến bộ. -Thứ hai, từ một công việc này chuyển sang một công việc khác thường mất không ít thời gian, có sự phân công thì loại trừ được việc mất thời gian này. -Thứ ba, rất nhiều phát minh ra các loại máy móc làm cho lao động trở nên đơn giản hơn và máy móc gỉảm bớt được sức lao động, khiến cho một người có thể làm được công việc của nhiều người. Ông cho rằng, một số xã hội có thể do sự phân công hợp tác giữa các ngành nghề khác nhau, làm cho năng suất lao động nâng cao đến hết mức, từ đó mỗi các nhân đều có thể dùng một số lượng lớn sản phẩm của công nhân ngành khác, tức là đạt được sự giàu có phổ biến của các giai cấp trong xã hội. Mức độ giàu có của xã hội tỉ lệ thuận với trình độ phân công lao động xã hội. Ông cho rằng, sự xuất hiện của phân công lao động không phải là kết quả của trí tuệ loài người mà “là một kết quả tất nhiên của sự hình thành và từng bứơc của khuynh hướng nhân tính”. Khuynh hướng này tức là “có và không bù đắp cho nhau, vật và vật trao đổi với nhau với nhau và giao dịch qua lại với nhau”, tức là phân công có nguồn gốc từ trao đổi. Vì vậy, trình độ phân công cũng chịu sự hạn chế rộng hay hẹp của thị trường. Lý luận về phân công lao động của ông tập hợp được thành quả nghiên cứu của các thế hệ trước, là một lý luận về vấn đề phân công lao động có thể nói từ trước tới nay không ai sánh kịp. Nhưng do có sự hạn chế về quan điểm và nguyên nhân của sự phân công, điều này khiến cho lý luận của ông còn tồn tại các vấn đề sau: - Không phân biệt giữa phân công công trường thủ công và phân công trong xã hội. Theo ông hai cái đó là một và chỉ có sự khác biệt do chủ quan của nguuwofi quan sát. Như vậy là sai lầm. - Ông coi nhẹ tính chất lịch sử và tính chất xã hội của sự phân công, chỉ đơn thuần dựa vào hiệu quả chung mà phân công để khảo sát phân công, đó là nguyên nhân làm ông lẫn lộn giữa hai loại phân công, đồng thời khiến ông đã vĩnh hằng hóa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Theo ông thì việc sản xuất ra của cải và việc tiến hành phân công của bất kỳ xã hội nào đều phải diễn ra theo quan hệ này. Sau khi nghiên cứu sự phân công, ông nghiên cứu tiếp về sự trao đổi.

  2. Lý luận về trao đổi: Ông cho rằng trao đổi là nguyên nhân của phân công. “Phân công vốn không phải là kết quả của trí tuệ con người”. Nó là một loại kết quả có khuynh hướng nhân tính của sự trao đổi và không bù ắp cho nhau. Ông nói: “Trước đây phân công sản xuất chính là khuynh hướng loài người có nhu cầu trao đổi với nhau”. Ví dụ, trong bộ tộc săn bắn hoặc du mục, có người giỏi việc chế tạo cung tên, anh ta thường dùng cung tên mà mình làm ra để trao đổi lấy gia súc hoặc thịt thú vật, kết quả là anh ta phát hịên ra rằng trao đổi với thợ săn còn hơn là tự mình đi săn bắn, bởi vì qua trao đổi thì thu nhập được khá hơn nhiều. Do lợi ích của bản thân, anh ta vui lòng lấy việc sản xuất cung tên làm nghề nghiệp, thế rồi anh ta trở thành người chế tạo vũ khí. Cứ như thế, mọi người đều có thể đem sản phẩm lao động của mình đổi lấy bộ phận sản phẩm lao động dư thừa của người khác mà mình cần thiết. Việc đó đã khuyến khích mọi người chuyên tâm làm một việc nhất định, để họ có thể mài dũa và phát huy tư chất và tài năng bẩm sinh của mình. Ông đã giải thích như thế về nguyên nhân quá trình trao đổi, đề ra phân công và trao đổi trở thành hiện tượng thường ngày của cuộc sống. Ông cho rằng trình độ phân công chịu hạn chế rộng hay hẹp của thị trường, nếu thị trường quá hẹp thì sẽ không thẻ làm cho người ta suốt đời đi theo một nghề. Vì thế, ông chỉ ra rằng việc nâng cao năng suất lao động và tăng trưởng của cải quốc dân đã dựa vào sự phân công, mà trình độ của phân công lại được quyết định bởi phjm vi của thị trường lớn hay nhỏ, cho nên tất cả các chính sách hợc biện pháp hạn chế thị trường và sự trao đổi hàng hóa đều có thể làm trở ngại cho phúc lợi xã hội, làm trở ngại sự tăng trưởng của cải quốc gia. Từ “khuynh hướng nhân tính” ông suy ra rằng, phân công là sai lầm, ông cũng đảo lộn quan hệ giữa phân công và trao đổi, không những thế mà còn vứt bỏ tính chất lịch sử và tính chất xã hội của trao đổi, lẫn lộn trao đổi của người sản xuất nhỏ với trao đổi tư bản chủ nghĩa, đồng thời đánh đồng giữa trao đổi “vật lấy vật” với trao đổi hàng hóa. Nhưng lý luận của ông về trình độ phân công chịu sự hạn chế của thị trường, mọi chính sách và biện pháp hạn chế của thị trường và sự trao đổi hàng hóa đều sẽ gây trở ngại cho tư tưởng tăng trưởng phúc lợi xã hội và của cải quốc dân lại là đúng đắn, không những thế mà còn rất hữu ích. Sau khi nghiên cứu về phân công và trao đổi, ông xây dựng thuyết tiền tệ của mình.

  3. Lý luận về tiền tệ. Trước hết, ông giải thích nguồn gốc của tiền tệ. Ông cho rằng, phân công một khi đã được xác lập, tuyệt đại bộ phận sản phẩm mà con người cần thiết đều phải dựa vào sản phẩm lao động của người khác mà có, tức là mọi người đều phải dựa vào trao đổi để sống, khi mới bắt đầu phân công thì việc thực hiện phân công thường gặp rất nhiều khó khăn. Do chỗ mọi người sản xuất đều chỉ có sản phẩm của mình, mà một khi trong số đó cần sản phẩm của một người khác nhưng khi người đó lại không cần sản phẩm của người kia thì không thể trao đổi với nhau. Vậy thì giải quýêt vấn đề này như thế nào ? Ông nói,”Từ khi có phân công, trong mọi thời đại và mọi xã hội, người có suy nghĩ để tránh sự phiền hà nêu ở trên ngoài sản phẩm do mình sản xuất ra còn luôn mang theo mình một số lượng nhất định một loại sản phẩm nào đó, loại sản phẩm của bất kỳ người nào khác, đều không thể bị từ chối”. Loại hàng hoá mà ai nấy đều bằng lòng tiếp nhận, đó chính là tiền tệ. Ông nêu ra rằng trong lich sử có nhiều loạii hàng đã có tác dụng như tiền tệ, cuối cùng mới do kim loại quý đảm nhiệm, và như vậy đã xuất hiện tiền đúc. Ông cho rằng tiền tệ là hàng hóa, là giá trị của lý luận về tiền tệ của ông. Nhưng ông không hiểu được bản chất của tiền tệ, và cũng không lý giải được nguồn gốc đích thực của tiền tệ. Cho nên, ông không biết tiền tệ là một loại hàng hoá đặc biệt có tác dụng vật ngang giá chung, mà chỉ coi tiền là công cụ kỹ thuật làm cho việc đổi chác mua bán tiến hành dễ dàng mà thôi. Do nguyên nhân tương tự, ông coi phương tiện lưu thông là chức năng có tính quyết định của tiền tệ, mà không trình bày rõ được các chức năng khác của tiền tệ, khiến ông không phân biệt được rõ ràng tiền đúc và tiền giấy và tiền giấy với tiền đúc.

  4. Lý luận về giá trị của Adam Smith Đó là sự trình bày và phân tích một cách có hệ thống sơm nhất về giá trị của kinh tế học tư sản cổ điển. Lý luận về giá trị của Adam Smith chủ yếu giải quyết ba vấn đề cơ bản: -Thứ nhất: Thước đo thật sự của giá trị trao đổi là gì, hay nói cách khác là cái gì đã tạo ra giá trị thực sự của mọi thứ hàng hóa. -Thứ hai: Các bộ phận tạo nên giá trị thực sự rốt cuộc là cái gì. -Thứ ba: Trường hợp nào đã khiến cho một bộ phận hay toàn bộ giá cả nói trên có lúc cao hơn giá cả tự nhiên hoặc giá cả bình thường của chúng, có lúc lại thấp hơn giá cả tự nhiên hoặc giá cả bình thườNg của chúng. Giải đáp lý luận về ba vấn đề này là nội dung của lý luận về giá trị của ông. Trước khi nêu vấn đề và bắt đầu nghiên cứu lý luận giá trị, trước hết ông phân biệt hai cách dùng của từ “giá trị”: Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Ông nói: từ “giá trị có hai nghĩa khác nhau, có lúc nó biểu thị hiệu quả sử dụng như là một vật phẩm đặc biệt, có lúc biểu thị sức mua do chỗ chiếm hữu một vật nào đó mà nó có được đối với vật khác. Cái trước gọi là giá trị sử dụng, cái sau gọi là giá trị trao dổi. Tiếp đó ông còn chứng minh rõ quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Những thứ có giá trị sử dụng rất lớn, thường có giá trị trao đổi cực nhỏ, thậm chí không có. Ngược lại, những thứ có giá trị trao đổi rất lớn, thường có giá trị sử dụng cực nhỏ, hoặc không có giá trị trao đổi. Việc phân biệt rõ ràng hai khái niệm giá trị sử dụng và giá trị trao đổi này đồng thời giải thích rõ là giá trị trao đổi lớn hay nhỏ không có liên quan gì đến giá trị sử dụng, đó là công lao của Adam Smith. Nhưng ông cho rằng những thứ không có giá trị sử dụng có thể có giá trị trao đổi thì lại là sai lầm. Khi xây dựng lý luận giá trị, trước hết ông giải quyết vấn đề “Thế nào là thước đo thực sự của giá trị trao đổi”. Ông cho rằng trao đổi hàng hóa chẳng qua là trao đổi lượng giá trị lao động thể hiện trong hàng hóa đó. Vì thế, giá trị trao đổi của hàng hóa là do lao động quyết định. Điều đó là hoàn toàn tự nhiên. Lao động là thước đo thực sự để xác định giá trị trao đổi của mọi loại hàng hóa. Việc xác nhận lao động quyết định giá trị của hàng hóa là công lao và thành tích khoa học của ông. Nhưng ông không hiểu được tính chất xã hội của loại lao động này. Vì thế, khi đi sâu tìm hiểu thêm xem là lao động gì quyết định giá trị của hàng hóa, lao động xác định giá trị của hàng hóa như thế nào thì ông rơi vào sự hỗn loạn. Một mặt ông cho rằng lao động quyết định giá trị của hàng hóa là lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa. Lượng giá trị của hàng hóa tỷ lệ thuận với lượng thời gian lao động hao phí trong sản xuất. Đồng thời ông còn nghiên cứu sự phân biệt giữa lao động đơn giản và lao động phức tạp, ông cho rằng trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạp có thể tạo ra giá trị nhiều hơn là lao động đơn giản. Mặc khác ông lại giải thích lao động là sự hi sinh, “yên vui, tự do và hạnh phúc”. Đồng thời ông cho rằng, lao động quyết định giá trị hàng hóa là lao động mua được hoặc có thể chi phối được hàng hàng hóa trong trao đổi. Như vậy đã rơi vào suy luận lẫn quẫn dùng giá trị quyết định giá trị. Điều này hiển nhiên là sai lầm. Ông đã lẫn lộn vấn đề giá trị đã được quyết định như thế nào trong sản xuất và giá trị đã biểu hiện như thế nào trong trao đổi. Khi giải đáp vấn đề “giá cả thật”, tức là giá trị do cái gì tạo nên, ông ý thức được rằng trong xã hội tư bản chủ nghĩa, lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa có khối lượng ngang nhau. Nhưng do chỗ ông chưa phân biệt được lao động và sức lao động, vì vậy ông không thể giải thích lao động (mà tư bản mua được trong điều kiện trao đổi ngang giá trên cơ sở lý luận giá trị lao động) làm thế nào có thể đẻ ra lợi nhuận. Thế là đã xa rời lý luận giá trị lao động, ông khẳng định rằng, quy luật giá trị chỉ thích hợp với “xã hội mông mụi thời kỳ đầu”, mà giá trị không thích hợp với xã hội tư bản chủ nghĩa. Ông cho rằng trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giá trị hàng hóa không còn quyết định bởi lượng lao động hao phí trong sản xuất vừa do lượng lao động mua được quyết định. Lượng lao động mua được có thể phân tích thành ba loại thu nhập là tiền lương, lợi nhụận và địa tô. Ngược lại cũng có thể nói lượng lao động mua được là do ba loại thu nhập - tiền lương, lợi nhuận và địa tô tạo thành. Như vậy trên thực tế đã chuyển giá trị là do lao động quyết định sang giá trị quýêt định bởi ba loại thu nhập. Vì vậy, ông nói “tiền lương, lợi nhuận và địa tô là ba nguồn gốc cơ bản của mọi thu nhập và mọi giá trị có thể trao đổi”. Quan điểm này của ông được các nhà kinh tế học tư sản sau đó phát triển thành lý luận về chi phí sản xuất. Ông cho rằng giá trị hàng hóa được chia thành ba loại thu nhập là sai lầm. Ở đây ông lẫn lộn giá trị hàng hóa với giá trị mới sáng tạo của lao động. Vấn đề thứ ba trong lý luận giá trị của ông là nghiên cứu quy luật giá trị và tác dụng của nó. Ông đã phân biệt giá cả thị trường và giá cả tự nhiên. Giá cả tự nhiên là chỉ giá cả cấu tạo nên theo mức tự nhiên, tức là tiền lương, lợi nhuận và địa tô chi trả theo mức bình quân. Giá cả thực tế là chỉ giá cả sản xuất thống nhất với giá trị. Giá cả thị trường do sự thay đổi quan hệ cung cầu của hàng hóa, nên có lú cao hơn có lú thấp hơn giá cả tự nhiên, nhưng do tự do cạnh tranh, giá cả thị trường thường có xu thế tự nhiên nhất trí với giá cả tự nhiên. Có thể thấy rằng, không những ông coi giá cả dao động xoay quanh giá trị là một hiện tượng có tính quy luật, mà còn chứng minh rõ tác dụng điều tiết của quy luật giá trị đối với sản xuất hàng hoá. Nhưng do chỗ không hiểu được mối liên hệ nội tại giữa giá trị và giá cả, ông không giải thích được sự xa rời giá cả khỏi giá trị chính là hình thức tác dụng của quy luật giá trị. Tóm lại, do hạn chế về lập trường, quan điểm và phương pháp, nên lý luận giá trị của ông vừa có yếu tố khoa học vừa có yếu tố tầm thường, đồng thời trên thực tế ông đã rơi vào tình trạng hỗn loạn. Nhưng lý luận giá trị của ông không không kể là chiều sâu hay chiều rộng đều vượt các bậc tiền bối của ông, nhất là ông lại là người đầu tiên trình bày một cách có hệ thống lý luận giá trị lao động, đồng thời về cơ bản ông đã kiên trì dùng lý luận giá trị lao động để nghiên cứu vấn đề lợi nhuận và địa tô. Đó là đóng góp chủ yếu của ông về mặt khoa học.

  5. Lý Luận Về Giai Cấp Và Thu Nhập Của Adam Smith Lý luân về cơ cấu giai cấp và thu nhập cơ bản của các giai cấp trong xã hội tư bản chủ nghĩa mà Adam Smith nêu ra trong cuốn “Sự giàu có của các quốc gia”. Ông phân chia xã hội tư bản chủ nghĩa thành ba giai cấp cơ bản: Giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và giai cấp chiếm hữa ruộng đất. Đồng thời ông cũng phân chia ba loại thu nhập tương ứng với ba giai cấp đó là tiền lương lợi nhuận và địa tô. Lý luận về ba giai cấp và ba loại thu nhập của ông đã phân tích và nghiên cứu sự liên hệ bên trong của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, từ các phạm trù kinh tế là tiền lương, lợi nhuận và địa tô. Lý lụân này là hạt nhân cho toàn bộ học thuyết kinh tế của ông. Ông cho rằng, lợi ích của ba giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa: Giai cấp công nhân, giai cấp tư bản và giai cấp chiếm hữu ruộng đất là “có liên quan tới lợi ích chung của xã hội”, tăng tiến theo sự phát triển của xã hội. Theo sự tăng trưởng của cải quốc dân và tích lũy tư bản, không những lợi nhụân và địa tô sẽ tăng thêm, mà tiền lương cũng sẽ nâng cao. Không những thế, do phương pháp nghiên cứu hai mặt và lý luận giá trị hai mặt làm cho có hai haợc trên hai cách giải thích về tiền lương, lợi nhụân và địa tô, gây ra nhiều sự hỗn loạn về mặt lý luận. Sự phân tích của ông về ba giai cấp và ba loại thu nhập bắt đầu từ tiền lương. Ông cho rằng, trong xã hội tư bản chủ nghĩa chỉ có tiền lương là thu nhập của lao động, “sản phẩm lao động tạo thành thù lao tự nhiên của lao động hoặc tiền lương tự nhiên”. Đấy là loại lý luận thứ nhất về tiền lương của ông. Quan điểm này thống nhất với lý luận giá trị lao động. Tuy nhiên, ông đã coi nhẹ tính chất xã hội và tính chất lịch sử của tiền lương, thường coi tiền lương - phạm trù kinh tế của xã hội tư bản chủ nghĩa là một loại phạm trù tự nhiên, thậm chí coi sản phẩm lao động của người lao động trong xã hội nguyên thủy cũng là tiền lương. Do chỗ coi nhẹ bản chất của tiền lương, cho nên trong khi phân tích về tiền lương ông chỉ coi trọng mặt số lượng. Ông cho rằng, trong xã hội nguyên thủy khi tích lũy tư bản và tư hữu ruộng đất chưa nảy sinh, thì tiền lương bằng toàn bộ sản phẩm mà những người lao động làm ra. Còn khi nảy sinh xã hội tư bản chủ nghĩa, sau khi xuất hiện hiện tượng tích lũy tư bản và tư hữu ruộng đất thì tiền lương chỉ chiếm một phần trong sản phẩm lao động. Bởi vì lúc này, người lao động phải phân chia sản phẩm lao động cùng với nhà tư bản và địa chủ, tức là bộ phận dôi ra ngoài lương phải trở thành lợi nhuận và địa tô bị nhà tư sản và địa chủ chiếm hữu. Vậy thì mức lương trong sản phẩm lao động được xác định như thế nào? Ông cho rằng tiền lương chính là “giá cả lao động”, giá cả thị trường của nó cũng giống như giá cả thị trường của các loại hàng hóa khác, là do tình trạng cạnh tranh và cung cầu của hai bên mua và bán quyết định. Đó là loại lý lụân thứ ba về tiền lương của ông. Lý luận về tiền lương này thống nhất với lý lụân về ba loại thu nhập quyết định giá trị của ông. Đây là một lý lụân sai lầm. Nó đã che lấp sự bóc lột của nhà tư sản đối với công nhân . Song, khi nghiên cứu giá cả thị trường, giá cả tự nhiên của tiền lương của người lao động và quan hệ của chúng, ông đã thuyết minh rõ là tiền lương của người lao động quyết định bởi giá trị tư liệu sinh hoạt cần để duy trì cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình họ. Khi phân tích thu nhập lợi nhuận của giai cấp các nhà tư sản, ông cho rằng, sau khi tư bản được tích lũy vào trong tay cá nhân, giá trị lao động được chia thành hai bộ phận: tiền lương và lợi nhuận. Lợi nhuân là mức dư của giá trị mới do lao động sáng tạo ra trừ đi tiền lương. Ông còn chia thời gian lao động làm hai bộ phận: thời gian lao động sáng tạo ra lương chi trả cho người lao động (thời gian lao động cần thiết) và thời gian lao động sáng tạo ra lợi nhuân của chủ thuê mướn (thời gian lao động thặng dư). Như vậy là ông đã coi lợi nhuận là phậm trù lịch sử xuất hiện cùng với tư bản là một bộ phận thành quả của người lao động bị nhà tư bản chiếm hữu. Vì thế, trên thực tế ông đã nhận thức được tiền đề của sản xuất tư bản chủ nghĩa và bản chất của lợi nhuận. Sự phân chia thời gian lao động của ông có ý nghĩa quan trọng, ông gần như đã tiến sát tới việc vạch ra nguồn gốc của giá trị thặng dư. Đây là lý lụân về lợi nhuận của ông. Lý lụân đó thống nhất với lý lụân về giá trị lao động. Song ông lại quả quyết rằng lợi nhuận là “thù lao tự nhiên” của tư bản ứng trước mà nhà tư bản đã chi trả cho sản xuất, là một trong những nguồn gốc tạo nên hàng hóa. Ông nhấn mạnh rằng lợi nhuận là thu nhập cần thiết để nhà tư bản duy trì cuộc sống, lợi nhuận cần giữ một tỷ lệ thích đng trong tư bản. Ông ra sức chứng minh tính chất hợp lý vè sự tồn tại của lợi nhụân, đồng thời giải thích lợi nhụân là sản phẩm của bản thân tư bản, không có liên quan gì đến lao động thặng dư. Đây là lý lụân thứ hai về lợi nhụân. Lý lụân này thống nhất với lý lụân về ba loại thu nhập quýết định giá trị của ông. Vì vậy là sai lầm. Ông còn nhận thức rằng, trong quá trình phát triển kinh tế, do sự phát triển cạnh tranh của công thương nghiệp, việc tăng thêm tư bản mà tỷ suất lợi nhụân có xu hướng giảm xuống. Ông cũng cho rằng “lợi nhụân của tư bản và cái gọi là số lượng, cường độ kỹ thụât, giám sát loại lao động này không thành một tỷ lệ với kỹ xảo”. Những quan điểm này lại là đúng đắn. Adam Smith là nhà kinh tế học đầu tiên đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý lụân về địa tô. Ông cho rằng địa tô là phậm trù kinh tế xuất hịên sau khi nảy sinh quyền sở hữu ruộng đất, là thu nhập của giai cấp địa chủ trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Vì thế địa tô mà ông nghiên cứu là địa tô tư bản chủ nghĩa. Ông cho rằng, địa tô ra đời cùng với quyền tư hữu ruộng đất, là giá cả chi trả cho việc sử dụng ruộng đất là việc giai cấp địa chủ dựa vào quyền tư hữu ruộng đất mà chiếm không một bộ phận thành quả lao động, là thu nhập không phải lao động mà có. Điều này đã định nghĩa địa tô một cách chính xác, và đã vạch trần bản chất của địa tô ở một mức độ nhất định. Đồng thời, ông còn liên hệ giữa địa tô với sự độc quyền của quyền sở hữu ruộng đất, coi địa tô là một loại giá cả độc quyền, từ đó trên thực tế đã đi gần tới chỗ đề ra được lý luận địa tô tuyệt đối. Đó là lý lụân thứ nhất của ông về địa tô, nhưng ông lại cho rằng, địa tô là sản phẩm của sức tự nhiên, là một bộ phận chi phí sản xuất. Sự sản sinh địa tô là kết quả của sức tự nhiên tham gia vào sản xuất nông nghiệp, nó là thù lao mà người sở hữu ruộng đất thu được nhờ việc nhà tư bản nông nghiệp sử dụng sức tự nhiên. Ông còn cho rằng, địa tô là một trong những nguồn gốc của giá trị. Đó là lý luận thứ hai của ông về địa tô. Lý lụân này thống nhất với lý lụân về ba lọai thu nhập quýết định giá trị của ông. Loại lý lụân này của ông đã che đậy bản chất bóc lột của địa tô tư bản chủ nghĩa. Ông cho rằng địa tô là một loại giá cả độc quyền, nhưng ông coi loại giá cả độc quyền này là kết quả của giá cả sản xuất cao hơn chi phí sản xuất được sinh ra trong quá trình lưu thông. Ngoài ra ông coi địa tô và lợi nhuận là như nhau. Tóm lại, lý lụận về ba giai cấp và ba loại thu nhập của ông có vị trí rất quan trọng trong lý luận kinh tế của ông và lịch sử học thuyết kinh tế. Lý luận của ông vừa có những nội dung khoa học vừa có những yếu tố sai lầm. Kết quả nghiên cứu của ông về ba giai cấp và ba loại thu nhập trong xã hội tư bản chủ nghĩa đã nói rõ cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản chủ nghĩa, đã mô tả quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đóng góp quan trọng vào sự phát triển khoa học kinh tế.

  6. Lý Lụân Về Lao Động Sản Xuất Của Adam Smith: Ông phân biệt lao động sản xuất và lao động không sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Lý lụân này có một vị trí quan trọng trong học thuyết của ông. Ông cho rằng một trong những nhân tố tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng của cải quốc dân của một nước là nâng cao tỷ lệ người lao động sản xuất trong dân số nước đó. Vì thế, vấn đề thế nào là lao động sản xuất, thế nào là lao động không sản xuất đã được ông rất coi trọng. Phân chia lao động thành lao đọng sản xuất và lao động không sản xúất vốn không phải bắt đầu từ Adam Smith. Trước ông, lao động sản xuất và lao động không sản xuất đều đựợc phân chia theo ngành. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng, lao động trong ngành ngọai thương và thương nghiệp mới là lao động sản xuất. Chủ nghĩa trọng nông thì lại cho rằng chỉ có lao động trong ngành nông nhiệp mới là lao động sản xuất. Còn theo ông thì việc xác định xem một lọai lao động có phải là lao động sản xuất hay không, không phải ở chỗ lọai lao động đó dùng ở ngành nào, mà là ở chỗ lọai lao động đó sản xuất ra cái gì. Nhưng cách nhìn của ông đối với mọi vấn đề đều có tính chất hai mặt. Về vấn đề phân chia lao động sản xuất và lao động không sản xuất cũng không có ngọai lệ. Khi ông coi lợi nhụân là động cơ sản xuất của chủ nghĩa tư bản, ông cho rằng chỉ có lao động tạo ra lợi nhuận cho nhà tư bản mới là lao động sản xuất, còn mọi thứ lao động khác, cho dù là lao động có ích cho xã hội cũng đều là lao động không sản xuất. Khi so sánh lao động của công nhân và người làm trong nhà, ông nói: “lao động của người công nhân trong ngành chế tạo thường có thể đặt trên giá trị của nguyên vật liệu gia công, giá trị cần cho việc duy trì cuộc sống bản thân và giá trị mang lại lợi nhụận cho chủ”. Ngược lại, lao động của người làm trong nhà thì lại không tăng thêm giá trị nào cả. Tiền lương của người công nhân trong ngành chế tạo, tuy là do chủ thuê ứng trước, nhưng trên thực tế người chủ thuê không phải chi phí gì cả. Người công nhân ngành chế tạo bỏ lao động vào vật, giá trị của vật sẽ tăng thêm. Giá trị tăng thêm như vậy thông thường có thể hòan trả lại giá trị của tiền lương, đồng thời còn tạo ra lợi nhụân. Ngược lại, chi phí để nuôi người làm trong nhà không thể thu hồi được. Ông gọi lọai lao động trước là lao động sản xuất, lọai sau là lao động không sản xuất. Ông định nghĩa lao động sản xuất là lao động tạo ra lợi nhuận đồng thời có sự trao đổi trực tiếp với tư bản. Như vậy là rất đúng và đã phản ánh bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là một trong những công lao và thành tích khoa học của ông. Ông khẳng định lao động không sản xuất là lao động có sự trao đổi qua lại trực tiếp với thu nhập. Ông cho rằng lọai lao động này không thể làm cho hàng hóa và tiền tệ biến thành tư bản, do đó không thể nảy sinh hiện tượng tăng trưởng giá trị. Điều đó cũng đã phản ánh tình trạng quan hệ sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa. Ngòai định nghĩa đúng đắn này về lao động sản xuất và lao động phi sản xuất ra, ông còn có một định nghĩa khác, cho rằng lao động sản xuất ra của cải vật chất là lao động sản xuất. Ông nói “Lao động của công nhân ngành chế tạo, có thể cố định đồng thời thực hiện ở hàng hóa đặc thù hoặc hàng hóa có thể bán được, có thể trải qua một thời gian nào đó mà không thể vừa sinh ra vừa diệt vong”. Ngược lại, “lao động của người ăn kẻ ở trong nhà thì lại là không cố định, và cũng không thực hiện ở vật phẩm đặc thù hoặc hàng hóa có thể bán được. Lao động của người ở, vừa sinh vừa diệt, muốn bảo tồn giá trị của nó để dùng sau ngày thuê mướn là rất khó”. Có thể thấy, ông coi việc có phải là sản phẩm vật chất hay không là tiêu chuẩn để phân bịêt lao động sản xuất và lao động phi sản xúất. Tuy nhiên, định nghĩa thứ hai của ông về lao động sản xuất và lao động phi sản xuất mâu thuẫn với định nghĩa thứ nhất. Sở dĩ ông phạm sai lầm này là vì ông đã lẫn lộn quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa với quá trình lao động. Đồng thời cũng vì ông đứng trên lập trường tư sản để phản đối giai cấp đặc quyền phong kiến, phê phán sự xa xỉ và hoang phí của vua chúa quan lại. Chỉ nói riêng về điểm này, sai lầm là có thể lý giải được. Theo ông những người lao động phi sản xuất này đã làm lãng phí của cải xã hội, làm trở ngại cho việc tích lũy tư bản, từ đó cản trở sự tăng trưởng của cải quốc dân, đó là vì, của cải quốc dân là có hạn, dùng cho lao động có tính chất phi sản xuất càng nhiều thì dùng cho lao động có tính chất sản xuất càng ít. Cách nhìn này của ông vào thời đó có ý nghĩa tiến bộ. Nhưng sau khi giai cấp tư sản giành được chính quyền thì bị coi là không thích hợp và bị bỏ đi không dùng nữa.

P/S: Học thuyết kinh tế của A.Smith đã đạt đến đỉnh cao của kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Tuy còn chút hạn chế, song A.Smith đã thực sự thành công trong việc hệ thống hóa các quan điểm kinh tế từ trước.


David Ricardo

David Ricardo (1772- 1823) xuất thân trong gia đình thương gia giàu có làm nghề chứng khoán, một nhà tư bản có địa vị trong số các gia đình giàu có ở châu Âu. Ông học hai năm trong trường thương nghiệp và nghiên cứu khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Địa chât,...). Ông có địa vị quan trọng trong sở giao dịch châu Âu, là một trong những người giàu nhất nước Anh lúc bấy giờ. Ông rất ham mê nghiên cứu khoa học, đặc biệt sở trường của ông là môn Kinh tế chính trị. Từ năm 1809 đến năm 1816 cho in nhiều tác phẩm và tới 1817 nổi tiếng với tác phẩm: "Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa." Thế giới quan duy vật ở ông máy móc, xa rời quan điểm lịch sử nhưng dựa trên quan điểm sản xuất của chủ nghĩa tự do tư sản. Phương pháp của ông có tính chất siêu hình nhưng ông lại sử dụng rộng rãi phương pháp trừu tượng hóa khoa học để phân tích hiện tượng kinh tế, quá trình kinh tế nên trong sự phân tích bản thân nền Kinh tế tư bản chủ nghĩa, David Ricardo đã chiếm vị trí quan trọng.


Phần lớn tư tưởng học thuyết Ricardo ngày nay vẫn còn giá trị lớn và được giảng dạy rộng rãi. Các ấn phẩm của Ricardo đương thời không bán chạy lắm, nhưng qua thời gian loài người đã nhận thức đúng giá trị to lớn của chúng. Phần lớn các lý thuyết của ông tập trung vào lĩnh vực thị trường tiền tệ, và chứng khoán, bao gồm: Giá vàng cao, một bằng chứng xuống giá của giấy nợ ngân hàng (1810); Trả lời các quan sát của Bosanquet về báo cáo của Bullion Committee (1811); Đề xuất về đồng tiền an toàn và tiết kiệm (1816) Tác phẩm quan trọng về kinh tế học thị trường: Luận văn về ảnh hưởng của giá ngô thấp và lợi nhuận của cổ phiếu (1815); Các nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khoá (1817).


Ricardo phát triển 2 học thuyết chủ đạo ngày nay vẫn là những nền tảng quan trọng: Phân phối lại về vốn: Ricardo rất lo lắng về tốc độ gia tăng dân số và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế. Ông lập luận dân số tăng thì ruộng đất bị khai thác nhiều hơn. Trong khi đó, lợi suất từ đất giống như lợi suất từ vốn không thể tăng như một hằng số ổn định. Cho nên thực ra thu nhập từ đất chịu tác động của luật lợi suất giảm dần. Càng nhiều đất tham gia vào sản xuất, mức lợi nhuận gia tăng càng giảm đi, cuối cùng, mức lợi suất không còn hấp dẫn với nguồn vốn đầu tư nữa. Tại điểm này, mức thu nhập từ cho thuê đất đã là tối đa. Việc phân phối từng yếu tố sản xuất tới từng hoạt động kinh tế có khả năng được quyết định bởi mức giá cho thuê nhượng khả thi. Vì lợi suất giảm dần, vốn sẽ dịch chuyển sang các hoạt động sinh lời tốt hơn. Lý thuyết thương mại quốc tế (lợi thế so sánh): Ricardo tập trung phân tích chi phí so sánh và tìm hiểu bằng cách nào để một quốc gia thu lợi được từ thương mại khi chi phí thấp hơn tương đối. Ví dụ: thương mại rượu vang và vải giữa Anh và Bồ đào nha. Ricardo chỉ ra rằng nếu một quốc gia sản xuất hàng hoá ở chi phí cơ hội thấp hơn, thì nên chuyên môn hoá vào đó. Và tham gia trao đổi hàng hoá quốc tế với quốc gia chuyên môn hoá ngành hàng khác. Chẳng mấy khó khăn để nhận ra Bồ đào nha thì nên chuyên môn hoá ngành gì trong lựa chọn Rượu vang hay vải! Lý thuyết này vẫn đúng ngày nay. Nếu tất cả các quốc gia đều chuyên môn hoá vào các lĩnh vực họ có lợi thế so sánh, mức phúc lợi toàn cầu sẽ tăng lên đáng kể.

X-Japan